Quy trình bồi thường khi Nhà nước giải phóng mặt bằng được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Các quy trình khi Nhà nước thu hồi đất và bồi thường, giải phóng mặt bằng:

1.      Thông báo thu hồi:

Trước khi có quyết định thu hồi đất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có thông báo thu hồi đất chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.

Thông báo sẽ được gửi đến tất cả người dân có đất thu hồi. Phương tiện thông tin bao gồm tất các các thiết bị thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình trong khu vực và niêm yết tại trụ sở UBND xã.

Nội dung thông báo sẽ là kế hoạch thu hồi đất, điều tra khảo sát tình hình, đo đạc và kiểm đếm đất.

2.      Xây dựng kế hoạch bồi thường:

Sau khi thực hiện đúng thủ tục trên, nếu người dân có đất thu hồi chấp nhận thu hồi đất thì UBND có thẩm quyền có thể ra quyết định thu hồi đất và thực hiện kế hoạch bồi thường trình bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định. Sau đó, hỗ trợ tái định cư cho người dân mà không cần phải chờ đến hết thời hạn ngày thông báo.

Luật Đất đai 2013 quy định: UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn, đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với các hộ gia đình, các nhân, cộng đồng dân cư, đất của người Việt đang định cư tại nước ngoài thì UBND cấp huyện sẽ có quyết định thu hồi đất.

Trong trường hợp khu đất cần thu hồi có cả tổ chức lẫn hộ gia đình cá nhân thì quyết định thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ được cấp bởi UBND cấp tỉnh hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện.

3.      Kiểm kê tài sản trên đất thu hồi:

Bước kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất được thực hiện bởi UBND cấp xã phối hợp với bộ phận thực hiện nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng.

Đồng thời, người sử dụng đất cũng phải có trách nhiệm phối hợp để các cơ quan chức năng hoàn thành công việc hiệu quả và chính xác nhất.

Nếu cá nhân, tổ chức có đất thu hồi không hợp tác thực hiện nhiệm vụ kiểm để đất đai, tài sản có trên đất thì bộ phận liên quan cần có nghĩa vụ thuyết phục người dân để thực hiện nhiệm vụ.

4.      Lấy ý kiến của các cơ quan:

Bước này được thực hiện bởi tổ chức chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư cho dân trong kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng số liệu đo đạc kiểm kê ở bước 3 trong quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQ VN cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

5.      Hoàn chỉnh phương án:

Các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng trên cơ sở các ý kiến đóng góp từ người dân để lên kế hoạch thực hiện phương án.

6.      Phê duyệt phương án chi tiết:

Theo điều 66 Luật Đất đai 2013, quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư trong 1 ngày.

7.      Tổ chức chi trả bồi thường:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi đất, các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư có người dân có đất thu hồi.

8.      Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất:

Các cá nhân, tổ chức có đất thu hồi có trách nhiệm bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư sau khi nhận tiền bồi thường theo đúng thời gian quy định. Nếu người có đất thu hồi không thực hiện nghĩa vụ giao đất thi sẽ bị cưỡng chế theo quy định tại điều 71 Luật Đất đai năm 2013.
Trân trọng./.

Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay tới chúng tôi theo hotline: 0965.159.118 để được các luật sư giỏi, luật sư uy tín tư vấn, hỗ trợ pháp lý.

Địa chỉ: Số 6, ngõ 117 Nguyễn Thị Định, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

 

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 0965 159 118

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Đại Khánh luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Bài viết cùng chủ đề