Cháu ruột có được thừa kế tài sản từ bà nội không?

Tôi có câu hỏi sau muốn nhờ Luật sư giúp đỡ. Ông bà nội tôi sinh được 8 người anh em, có 3 con trai và 5 con gái, bố tôi là con út. Ông bà nội tôi có một mảnh đất 410m2, sổ đỏ đứng tên hai ông bà nội tôi. Năm 2003 bố tôi mất, 2010 thì mẹ tôi mất, năm 2018 bà nội tôi cũng mất. Vậy tôi có được hưởng quyền thừa kế đất của bà nội tôi không? Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn Luật Đất đai của Luật Đại Khánh.

Trả lời: 

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật Đại Khánh. Với thắc mắc của bạn, Luật sư xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

I.    Cơ sở pháp lý

-          Bộ luật dân sự 2015;

-          Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

II.  Nội dung tư vấn

         Sau khi đọc nội dung của bạn trình bày thì chúng tôi thấy rằng bà nội bạn mất năm 2018 và không có di chúc, như vậy theo quy định tại  điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật tố tụng dân sự thì xác định di sản thừa kế do bà nội bạn mất để lại được thừa kế theo pháp luật.

Bạn có được hưởng thừa kế không?

        Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 về Thừa kế thế vị như sau:

        Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

         Theo như bạn trình bày thì bố bạn mất năm 2003, mẹ bạn mất năm 2010, bà nội bạn mất năm 2018. Như vậy là bố bạn mất trước bà nội bạn, do đó bạn hoàn toàn được hưởng di sản thừa kế do bà nội bạn mất để lại.

Hàng thừa kế gồm những ai?

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về “Người thừa kế theo pháp luật” như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

         Như vậy, trong trường hợp này thì hàng thừa kế theo pháp luật bao gồm: ông nội bạn, 7 người con của ông bà nội và bạn, tổng cộng là 9 người được hưởng thừa kế mà bà nội bạn để lại.

Di sản của bà nội bạn được xác định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 33, 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có thể xác định di sản mà bà nội bạn để lại là ½ giá trị quyền sử dụng 410m2 đất đứng tên hai ông bà là 205m2.

Xác định di sản của từng người?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 651 thì: “2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”.

         Do đó bạn sẽ được hưởng 1/9 giá trị quyền sử dụng 210m2 đất do bà nội bạn để lại. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với các luật sư để được giải đáp kịp thời.

 

Trân trọng./.

Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay tới chúng tôi theo hotline: 0965159118 để được các luật sư giỏi, luật sư uy tín tư vấn, hỗ trợ pháp lý.

Địa chỉ: Số 6, ngõ 117 Nguyễn Thị Định, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

 

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 0965 159 118

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Đại Khánh luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Bài viết cùng chủ đề