Quy định pháp luật về thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo điểm a khoản 1 Điều 212 Luật doanh nghiệp 2020.
1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
Theo hướng dẫn tại Điều 74 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 quy định về: “Xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo” như sau:
1. Trường hợp có căn cứ xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có trách nhiệm cung cấp cho Phòng Đăng ký kinh doanh một trong các văn bản cần thiết theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Văn bản xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo bao gồm:
a) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bản trả lời văn bản do cơ quan đó cấp bị giả mạo;
b) Bản sao văn bản trả lời của cơ quan công an về việc nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo.
3. Trường hợp cần xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo để làm cơ sở thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi văn bản kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đến cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này. Các cơ quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về kết quả xác định theo đề nghị của Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Căn cứ kết luận của các cơ quan nêu trên, Phòng Đăng ký kinh doanh thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 75 Nghị định này nếu nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo.
Như vậy, Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo có nghĩa là các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo. Việc Giả mạo giấy tờ, tài liệu bao gồm các hành vi: Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ; sửa chữa, làm sai lêch nội dung tài liệu; làm giấy tờ giả; Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
Sửa chữa, làm sai nội dung giấy tờ:
là hành vi tẩy xoá, viết thêm, bỏ bớt hoặc bằng thủ đoạn khác làm cho nội dung giấy tờ đó không còn đúng với nội dung vốn có của nó. Sửa chữa, theo hướng tích cực thì sửa sai thành đúng, nhưng hành vi sửa chữa ở đây được hiểu là sửa đúng thành sai với động cơ xấu. hậu quả của việc sửa chữa là làm sai lệch nội dung giấy tờ đó, làm cho nội dung của giấy tờ đó không đúng với thực tế khách quan.
Giấy tờ là giấy có mang một nội dung nhất định và có một giá trị theo quy định như giấy phép, giấy chứng nhận, công văn… Nói chung, giấy tờ bao gồm các loại giấy mang tiêu đề nhất định và có giá trị nhất định căn cứ vào nội dung của loại giấy tờ đó, chứ không bao gồm tất cả các loại giấy tờ.
Ví dụ: Chủ tịch hội đồng quản trị và thư ký thông đồng với nhau để thực hiện hành vi bổ sung, sửa chữa vào Biên bản họp hội đồng quản trị để làm thay đổi nội dung so với Biên bản họp ban đầu.
Sửa chữa, làm sai lệch nội dung tài liệu:
là hành vi thêm, bớt hoặc bằng thủ đoạn khác làm cho nội dung của tài liệu đó không đúng với nội dung vốn có của nó, sửa đúng thành sai như đối với việc sửa chữa giấy tờ.
Tài liệu và giấy tờ, xết về một khía cạnh nào đó thì cũng như nhau, trong tài liệu có giấy tờ và ngược lại trong giấy tờ cũng có tài liệu, nhưng khi nói đến tài liệu là muốn nói đến nội dung của một loại giấy tờ như: một văn bản giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, thu thập tài liệu để viết luận văn tốt nghiệp…
Tài liệu có thể tồn tại dưới dạng giấy tờ, nhưng cũng có thể tồn tại dưới các dạng khác như: Thông tin trên mạng internet, băng ghi hình, băng ghi âm, v.v…
Ví dụ: Cắt, ghép băng ghi hình, băng ghi âm,...để tạo ra một phiên bản mới nội dung so thay đổi so với nội dung ban đầu.
Làm giấy tờ giả:
Làm giấy tờ giả là hành vi làm ra một trong các giấy tờ mang tiêu đề nhất định và có giá trị nhất định, nhưng nội dung không đúng với thực tế khách quan. Giấy tờ giả là giấy tờ không có thật.
Ví dụ: Làm giả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn:
Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn là hành vi ký giả hoặc bằng những thủ đoạn khác như: in, photocopy… chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
Ví dụ: Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty giả mạo chữ ký của Chủ tịch hội đồng quản trị để ban hành Nghị quyết của hội đồng quản trị.

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 0965 159 118
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Đại Khánh luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
- Loại đất được xác định dựa trên các căn cứ nào?
- Khi Nhà nước thu hồi đất mà các tổ chức, cá nhân phải di chuyển tài sản thì Nhà nước sẽ bồi thường những chi phí gì?
- Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
- Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
- Cháu ruột có được thừa kế tài sản từ bà nội không?